Ngành nào sinh viên Việt Nam học nhiều nhất tại Nhật Bản?
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Cách làm mới, yêu cầu cũ
Trận đầu tiên của ngày thi đấu 15.2 thuộc vòng 13 V-League là màn chạm trán giữa SLNA và CLB Hải Phòng. Đây được xem là “chung kết ngược”, khi cả hai đội đều đang nằm trong nhóm nguy hiểm trên bảng xếp hạng: SLNA đứng 13, còn CLB Hải Phòng đứng 11. Trước trận đấu, CLB Hải Phòng được đánh giá nhỉnh hơn. Tuy nhiên, SLNA đã tận dụng tốt lợi thế sân nhà và giành chiến thắng bất ngờ với tỷ số 1-0 trước đội bóng đất cảng, nhờ pha lập công của tiền vệ từng khoác áo U.23 Việt Nam Đinh Xuân Tiến.3 điểm trọn vẹn trên sân Vinh giúp SLNA một lần nữa hoán đổi vị trí, vươn lên dẫn trước CLB Hải Phòng trên bảng xếp hạng. Sau 13 vòng đấu, đội bóng xứ Nghệ đứng thứ 12 với 12 điểm, trong khi CLB Hải Phòng rơi xuống vị trí thứ 13 khi có 11 điểm.Cuộc so tài còn lại trong ngày 15.2 diễn ra trên sân Hàng Đẫy, giữa CLB Công an Hà Nội và CLB Quảng Nam. Đội bóng ngành công an mạnh hơn rõ rệt, nhưng lại thi đấu rất chật vật và thua ngược trước đoàn quân của HLV Văn Sỹ Sơn. Hơn 90 phút của trận đấu chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số kịch tính giữa hai đội.CLB Công an Hà Nội có 3 lần vượt lên dẫn trước, nhờ công của Nguyễn Quang Hải (phút 17) và Alan (phút 29, 51). Trong khi, CLB Quảng Nam cho thấy sự lỳ lợm với 3 lần san bằng tỷ số, với bàn thắng của Atshimene (phút 23), Đặng Văn Lắm (phút 42) và Eyenga (phút 58). Đến phút 78, Eyenga tiếp tục ghi bàn để đưa bóng xứ Quảng dẫn 4-3. Kịch bản không thể ngờ tới khi Alan hoàn tất cú hat-trick với pha lập công phút 90+7, gỡ hòa 4-4 và giành lại 1 điểm cho CLB Công an Hà Nội.Trận hòa nghẹt thở trước CLB Công an Hà Nội giúp CLB Quảng Nam có 1 điểm và tăng bậc, tạm vươn lên đứng ở vị trí thứ 10 (trước đó hạng 12). Trong khi đó, đội bóng ngành công an tạm vượt mặt CLB Bình Dương, leo từ hạng 7 lên hạng 6.Vòng 13 V-League vẫn còn ngày thi đấu cuối cùng diễn ra từ chiều 16.2. Trong đó, HAGL (hiện đứng hạng 8) với lợi thế sân nhà, có cơ hội để giành chiến thắng tại Pleiku và có sự cải thiện về mặt vị trí trên bảng xếp hạng V-League.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
'Trốn' nắng nóng ở nơi... đóng băng tại TP.HCM
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 2.2 đưa tin các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiết kế và Phát triển Tàu chiến Trung Quốc (CSDDC) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc gần đây cùng tổ chức một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Cuộc mô phỏng chỉ ra cách Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội của hải quân Mỹ.Một trận chiến do nhóm mô phỏng, được thiết lập ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ cách Đài Loan vài trăm km về phía đông, đã chứng kiến một tàu khu trục Type 055 đối đầu với một hạm đội thuộc hải quân Mỹ đang tiến lên. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, nhưng trong cuộc mô phỏng, hạm đội Mỹ có tới 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Đi cùng tàu Type 055, hai tàu mẹ không người lái được lệnh tiến về phía trước và thả 32 máy bay không người lái (UAV) và 14 xuồng không người lái. Đáp lại, hạm đội Mỹ đã phóng 32 tên lửa hành trình chống hạm tàng hình LRASM và tên lửa hành trình Tomahawk, tất cả đều nhắm vào tàu Type 055 . Những tên lửa hành trình LRASM tiên tiến nhưng đắt tiền, với mức giá trung bình hơn 3 triệu USD/quả, theo SCMP.Phát hiện ra tên lửa đang bay tới, các UAV và xuồng không người lái đã hợp tác với tàu Type 055 để chống lại cuộc tấn công, theo cuộc mô phỏng. Sau khi bụi lắng xuống, tàu Type 055 vẫn không hề hấn gì và các xuồng không người lái vẫn còn đủ đạn dược để chống lại làn sóng tấn công tiếp theo.Cuộc mô phỏng trò chơi chiến tranh nói trên là một minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi bản chất của xung đột trên biển bằng cách sử dụng vũ khí không người lái trên diện rộng, theo SCMP.Nhóm tiến hành cuộc mô phỏng nhấn mạnh rằng UAV và xuồng không người lái sẽ mang đến cho quân đội Trung Quốc một "mạng lưới tiêu diệt" hiệu quả cao và chi phí thấp, theo SCMP trích một bài báo được công bố trên tạp chí tiếng Trung Nghiên cứu Tàu chiến vào ngày 13.1.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hải quân Mỹ đối với nghiên cứu trên.
Một ngày đầu tháng 3, tại cửa hàng lắp đặt thiết bị định vị và camera hành trình trên đường Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình (TP.HCM), hàng chục ô tô xếp hàng chờ đợi đến lượt lắp đặt thiết bị camera hành trình. Anh Lê Văn Quyền, 46 tuổi, chủ xe 4 chỗ hiệu Hyundai, chia sẻ: "Tôi chở hàng kinh doanh tự do, ai thuê chở gì thì chở nấy. Bình thường thì chở người, nhưng lúc cần thì cũng chở đồ. Do thường xuyên di chuyển khắp nơi theo yêu cầu của khách nên tôi cũng lắp đặt thiết bị cảnh báo tốc độ cũng như vị trí nào có camera phạt nguội để cẩn thận hơn". Anh Quyền cho biết, chi phí gắn hết khoảng 1 triệu đồng. Chủ xe khác biển số 30E-055.xx cũng cho biết, từng bị phạt nguội 2 lần cách đây vài năm vì lỗi vượt đèn đỏ. Mức phạt cho hành vi này hiện lên hàng chục triệu đồng nên để phòng ngừa, anh đã trang bị thêm hệ thống cảnh báo để lái xe cẩn thận hơn. "Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến như Google Map đều có tích hợp cảnh báo hạn chế tốc độ, tuy nhiên, mức độ chính xác chưa cao và không có cảnh báo camera phạt nguội. Tôi mua các thiết bị và phần mềm có thu phí vài triệu đồng nhưng an tâm hơn và cũng để mình lái xe cẩn thận hơn". Anh T.M.K, chủ xe biển số 50-028.xx, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM cũng vừa chi 4,5 triệu đồng để nâng cấp màn hình Android có tích hợp phần mềm Vietmap Live để cảnh báo tốc độ và camera phạt nguội. Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ một cửa hàng phụ kiện xe hơi trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5, TP.HCM thừa nhận: "Từ ngày tăng mức phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông, lượng khách đến lắp đặt thiết bị hành trình (tích hợp cảnh báo tốc độ và nơi có lắp đặt camera phạt nguội) tăng lên thấy rõ. Nếu như trước kia, chủ xe phải gắn thêm màn android cho xe hoặc HUD kính lái... với giá vài triệu đồng để được kèm thêm ứng dụng cảnh báo phạt nguội thì hiện nay có thêm nhiều phần mềm đã được tích hợp ngay trên điện thoại, hoặc Android box, hoặc màn hình zin của xe, giúp tiết kiệm chi phí hơn". Trên thị trường hiện có nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại cảnh báo tốc độ và vị trí lắp đặt camera phạt nguội trên đường. Đơn cử như ứng dụng "phatnguoi" đang khá phổ biến hiện nay có tích hợp danh sách những địa điểm lắp đặt camera phạt nguội trên cả nước. Ứng dụng này còn cung cấp gói VIP với mức phí từ 129.000 đồng/tuần đến 1.199.000 đồng/năm, quyền lợi là được tự động thông báo (qua số zalo đăng ký) khi có phạt nguội, xem danh sách các điểm lắp camera phạt nguội. Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối thiết bị định vị, cho biết: "Có khá nhiều ứng dụng phát hiện camera phạt nguội lắp đặt trên đường, nhưng mỗi phần mềm có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, Vietmap S1 có cảnh báo camera phạt nguội bằng giọng nói giúp cho người lái nhanh chóng chú ý và hoạt động độc lập không cần internet nhưng S1 thì không được cập nhật dữ liệu thường xuyên, thường là 3 - 4 tháng cập nhật 1 lần nên việc cảnh báo đôi khi sẽ bị chậm trễ so với thực tế, khiến cho người lái vẫn có khả năng "dính" biên bản phạt khá cao. Hơn nữa S1 thì lại không sử dụng được trên màn hình zin theo xe và Andorid box". Một ứng dụng khác là Navitel là ứng dụng dẫn đường tích hợp cảnh báo camera phạt nguội, cảnh báo vị trí giao cắt, góc cua nguy hiểm, biển báo giới hạn tốc độ và đường dành cho người đi bộ. Điểm mạnh của ứng dụng là cảnh báo từ xa, cung cấp thông tin theo từng mét. Tuy nhiên, Navitel không có thông tin rõ ràng về thời gian cập nhật dữ liệu, trong khi biển báo tốc độ và vị trí camera phạt nguội liên tục thay đổi, gây khó khăn cho người lái. Ứng dụng Carmap thì cung cấp đầy đủ thông tin về biển báo, cảnh báo camera phạt nguội và tốc độ cho phép, giao diện thân thiện, hỗ trợ điều khiển giọng nói, tối ưu lộ trình và theo dõi bản đồ. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật dữ liệu của phần mềm này vẫn còn chậm, chưa đảm bảo độ chính xác.Dù vậy theo anh Hồ Hải, từng là quản trị một diễn đàn chuyên về ô tô, không có ứng dụng nào đảm bảo 100% mức độ chính xác. Ngay cả ứng dụng dẫn đường phổ biến như Google Map cũng nhiều lúc đưa người sử dụng vào những con đường cấm, đường cụt, hay là đi thẳng ra bờ sông. Với nhu cầu lắp đặt thiết bị cảnh báo tăng cao, các nhà phân phối thiết bị định vị đang hưởng lợi. Tuy nhiên, với người lái xe thì quan trọng nhất vẫn là chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Nếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của thiết bị thì cũng sẽ gặp những sai sót như thường.
Dịch vụ thuê thời trang, giải pháp mặc đẹp cho số đông?
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.